Phát động cuộc thi robot thanh thiếu niên toàn quốc 2024

Đây là lần đầu tiên cuộc thi robot thanh thiếu niên được tổ chức nhằm chọn ra 20 đội tuyển Việt Nam đủ điều kiện tranh tài tại cuộc thi robot thanh thiếu niên quốc tế (IYRC) diễn ra ngày 2/8 tại Hàn Quốc.

Các nước như Hàn Quốc, Nga, Israel, Thái Lan, Malaysia, Mông Cổ, Lào… đều đang khởi động vòng quốc gia để cử đội thi đến IYRC 2024. Hàng năm, IYRC hội tụ gần 1000 đội chơi đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, cuộc thi sẽ nhận hồ sơ từ nay cho đến 6/6From: web game casino. Vòng chung kết thi đấu trực tiếp diễn ra ngày 16/6 tại Cung Quần ngựa, Hà Nội. Ước tính có khoảng hơn 500 học sinh tham gia sân chơi STEM này.

Cuộc thi được chia làm 11 bảng thi đấu tương ứng với độ tuổi học sinh và chủ đề lựa chọn.

Các học sinh được quyền đăng ký 1 trong 3 chủ đề: Robot năng lượng xanh, Thế vận hội robot và Sáng tạo.

Trong đó, 4 bảng thi đấu ở chủ đề Thế vận hội cho phép học sinh thi cá nhân bao gồm các lứa tuổi 6-8 và 9-11. Các bảng khác bắt buộc thi đấu đồng đội với số thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 5.

Mỗi bảng đấu cũng như môn thi đấu sẽ có luật thi riêng. Luật này được phổ biến trước cho thí sinh, tạo điều kiện cho các em luyện tập và chuẩn bị.

Trước mỗi phần thi, trọng tài sẽ phổ biến luật thi đấu cụ thể của từng phần. Nhiệm vụ của thí sinh là vận dụng các kiến thức và kỹ năng STEM Robotics để lập trình, điều khiển robot hoàn thành tối ưu các nhiệm vụ theo yêu cầu đưa ra.

Đội ngũ trọng tài là các chuyên gia trong lĩnh vực STEM Robotics đến từ Hiệp hội robot thanh thiếu niên quốc tế và giảng viên các trường đại học trong nước.

Cuộc thi sẽ trao 51 giải gồm 11 giải Nhất, 11 giải Nhì, 11 giải Ba và 18 giải Khuyến khích.

Ông Bùi Văn Phượng – Trưởng Ban tổ chức – cho biết, cuộc thi đặt mục tiêu tổ chức thường niên nhằm khuyến khích học sinh phổ thông chủ động nghiên cứu ứng dụng robot để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trong đó, việc sáng tạo và vun đắp những giá trị nhân văn trong công nghệ được đề cao.

Cuộc thi cũng là sân chơi học đường bổ ích, góp phần đẩy mạnh STEM trong các nhà trường phổ thông.

Bà Ngô Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường THPT Gang Thép, Thái Nguyên, chia sẻ: “Học sinh của trường rất chờ đón sân chơi này”. Theo bà Quyên, dù trường ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội không thuận lợi, học sinh vẫn được tạo điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ từ sớm.

Vấn đề chi phí là một trở ngại khi việc thiết kế các mô hình robot tương đối tốn kém. Tuy nhiên bà Quyên cho biết, rất ủng hộ và đồng hành với nhà trường để đầu tư sân chơi công nghệ cho các con.

Bà Lê Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Hà Nội, cho rằng, cuộc thi phù hợp với các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

5 năm qua, Trường THCS Lê Lợi tổ chức sân chơi robot thường niên trong quy mô trường học. “Số tiền đầu tư cho mỗi ngày hội STEM và robotics của trường có khi lên đến cả tỷ đồng, tất cả từ nguồn xã hội hóa”, bà Nguyệt chia sẻ.

Ông Bùi Văn Phượng cho biết thêm, BTC dự tính mỗi con robot thi đấu cần chi phí 3-5 triệu đồng, ở mức phù hợp để các trường phổ thông tại vùng miền kinh tế khác nhau có thể tham dự.

Riêng chủ đề Sáng tạo, chi phí đầu tư không giới hạn, phụ thuộc vào khả năng và mức độ đầu tư của các đội thi.